Người trí thức yêu nước​

Năm 1948, bác sĩ Đặng Văn Ngữ rời Nhật Bản về nước tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. Để tránh bị địch phát hiện, ông phải vòng từ Nhật Bản qua Thái Lan, sang Lào, về Nghệ An, rồi từ Nghệ An lên Việt Bắc. Dù băng qua rừng rậm hay suối sâu, lúc nào ông cũng giữ bên mình chiếc va li đựng nấm pê-ni-xi-lin mà ông gây được từ bên Nhật. Nhờ va li nấm này, bộ đội ta đã chế được thuốc chữa cho thương binh.

   Năm 1967, lúc đã gần 60 tuổi, ông lại lên đường ra mặt trận chống Mĩ cứu nước. Ở chiến trường, bệnh sốt rét hoành hành, đồng bào và chiến sĩ cần có ông. Sau nhiều ngày khổ công nghiên cứu, ông chế ra thuốc chống sốt rét và tự tiêm thử vào cơ thể mình những liều thuốc đầu tiên. Thuốc sản xuất ra, bước đầu có hiệu quả cao. Nhưng giữa lúc ấy, một trận bom của kẻ thù đã cướp đi người trí thức yêu nước và tận tụy của chúng ta.

Theo ĐỨC HOÀI

Chú thích:

- Trí thức: người lao động trí óc có trình độ cao (bác sĩ, kĩ sư, giáo viên,...)

- Nấm pê-ni-xi-lin: một loại nấm dùng để chế ra thuốc chống vi trùng gây bệnh.

- Khổ công: bỏ ra rất nhiều công sức.

- Nghiên cứu: tìm tòi, suy nghĩ để giải quyết.

1. Giáo sư Đặng Văn Ngữ làm nghề gì?




2. Chi tiết nào dưới đây nói lên tinh thần yêu nước của bác sĩ Đặng Văn Ngữ?




3. Dù băng qua rừng rậm suối sâu, lúc nào ông cũng giữ bên mình thứ gì?




4. Chiếc va li đựng nấm của Đặng Văn ngữ có gì quý giá?




5. Năm 1967, dù đã gần 60 tuổi, bác sĩ Đặng Văn Ngữ vẫn lên đường đi đâu?




6.

Trong những năm chống Mĩ cứu nước, bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã đạt được thành tựu gì?





7. Chi tiết nào dưới đây cho thấy bác sĩ Đặng Văn Ngữ rất dũng cảm?




8. Điều gì đã cướp đi người trí thức yêu nước và tận tụy Đặng Văn Ngữ?




Đề thi này dành cho tài khoản VIP.
Mời bạn đăng ký tài khoản VIP để tiếp tục học

Số câu
đã làm

0

© JLPT Pro - Luyện thi tiếng Nhật online