Ngày hội rừng xanh

Chim gõ kiến nổi mõ

Gà rừng gọi vòng quanh

Sáng rồi, đừng ngủ nữa

Nào, đi hội rừng xanh!

 

Tre, trúc thổi nhạc sáo

Khe suối gảy nhạc đàn

Cây rủ nhau thay áo   

Khoác bao màu tươi non.     

                                                                                                                                                                                                                                                                           

Công dẫn đầu đội múa

Khướu lĩnh xướng dàn ca

Kì nhông diễn ảo thuật

Thay đổi hoài màu da.

 

Nấm mang ô đi hội

Tới suối, nhìn mê say:

Ơ kìa, anh cọn nước

Đang chơi trò đu quay!

                    VƯƠNG TRỌNG

Chú thích:

- Chim gõ kiến: loài chim có mỏ nhọn, dài và cứng, dùng mỏ gõ vào thân cây tìm kiếm để ăn.

- Lĩnh xướng: hát đơn ca một câu, một đoạn trong dàn đồng ca.

- Kì nhông: loài thằn lằn có thể thay đổi màu da.

- Cọn nước: vật hình bánh xe có gắn một hệ thống bằng tre, nứa, có thể tự quay được nhờ sức nước, dùng để đưa nước từ suối, sông lên tưới ruộng.

1. Ngày hội rừng xanh không phải là ngày hội của sự vật nào dưới đây?




2. Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa trong bài thơ như thế nào?




3. Loài vật nào đã gọi cả rừng thức dậy đi hội rừng xanh?




4. Loài vật nào dẫn đầu đoàn múa?




5. Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa để miêu tả cái cọn nước như thế nào?




6. Trong bài, sự vật nào được liên tưởng như chiếc ô trong hội rừng xanh?




7. Nội dung của bài Ngày hội rừng xanh là gì?




Đề thi này dành cho tài khoản VIP.
Mời bạn đăng ký tài khoản VIP để tiếp tục học

Số câu
đã làm

0

© JLPT Pro - Luyện thi tiếng Nhật online