Hội đua voi ở Tây Nguyên
Trường đua voi là một đường rộng phẳng lì, dài hơn năm cây số. Chiêng khua trống đánh vang lừng. Voi đua từng tốp mười con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Trên mỗi con voi, ngồi hai chàng man-gát. Người ngồi phía cổ có vuông vải đỏ thắm ở ngực. Người ngồi trên lưng mặc áo xanh da trời. Trông họ rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất.
Đến giờ xuất phát, chiêng trống nổi lên thì cả mười con voi lao đầu chạy. Cái dáng lầm lì, chậm chạp thường ngày bỗng dưng biến mất. Cả bầy hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mịt. Các chàng man-gát phải rất gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về trúng đích. Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng.
Theo LÊ TẤN
Chú thích:
- Trường đua: nơi diễn ra cuộc đua.
- Chiêng: nhạc cụ bằng đồng, hình tròn, đánh bằng dùi, âm thanh vang dội.
- Man-gát: người điều khiển voi (cách gọi của đồng bào Tây Ngyên).
- Cổ vũ: khuyến khích, động viên cho hăng hái hơn.
1.
Ngày hội đua voi diễn ra ở đâu?
2.
Hội đua voi ở Tây Nguyên được tổ chức ở địa điểm nào?
3.
Từ nào sau đây miêu tả đàn voi trong cuộc đua?
4.
Các chàng man-gat trong cuộc đua được miêu tả bằng những từ ngữ nào?
5.
Vì sao các chàng man-gát lại có dáng vẻ bình tĩnh trước khi tham gia cuộc đua?
6.
Những chú voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương?